Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Có một làng người Việt trên đất Ba Lan
Trên đất Ba Lan, có một cộng đồng những con người có họ hàng, dây mơ rễ má với nhau.

 


truyện Bóng làng


Ba năm sau khi cuốn tiểu thuyết nhuốm màu bi kịch Tuyết hoang ra đời (năm 2014), anh Trần Quốc Quân, một doanh nhân Việt Nam đang sống ở Ba Lan, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Ba Lan, lại quay lại với làng văn, với độc giả dưới một vẻ khác lạ, cuốn liên hoàn truyện Bóng làng ra đời, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành, với một giọng văn khác hẳn, đầy trào tiếu và giễu nhại.

 

338 trang sách khép lại, cũng là lúc mở ra các mảnh đời người xuất thân từ làng quê đất Việt. Trên đất Ba Lan, có một cộng đồng những con người có họ hàng, dây mơ rễ má với nhau. Họ đều ra đi từ cái làng Lành, nay thuộc đất “Hà Nội 2”. Từ bàn tay phù thủy của đầu tàu Thích Nhất Danh, những con người lần lượt từ cái làng bần nông, còn nói ngọng n thành l, nay đã trở thành công dân của một nước phát triển ở Đông Âu. Họ là Hưởng Hoang Tưởng, Kiệt Đại Nhân, Lộc Nô Bộc, Đắc Lắc Chảo, Tất Đầu Đất, May Day Dứt, Đào Cao Đạo, Đạt Lang Bạt.

 

Bằng một giọng hài hước thâm thúy, tác giả Trần Quốc Quân đã vẽ nên một “bóng làng” với những con người đầy đủ tính cách của người Việt. Dù đi đâu, dù xa cách bao lâu, họ vẫn mang trong người đầy đủ những nét tính cách của một người nhà quê nay phải xa quê. Từ Thích Nhất Danh háo danh làm chủ tịch ba hội đoàn, cho đến Hưởng Hoang Tưởng, vừa là bạn, vừa là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông với hai tờ báo Lạc Việt phe tả, Hồng Việt phe hữu. Từ Kiệt Đại Nhân keo kiệt đến mức làm đám cưới ở nhà hàng Mc Donald, tiết kiệm điện, tiết kiệm giấy vệ sinh trong toilet công ty mình, đến Lộc Nô Bộc là mẫu người chuyên lăng xăng làm việc  cho cộng đồng, cho xã hội, làm “công ích cho đời” như chính anh ta nghĩ thế… Mỗi nhân vật đều có một biệt danh hay một “nickname” đi kèm. Biệt danh này phần nào nói lên tính cách, cuộc đời của họ.

 

Trên mảnh đất quê người, cộng đồng làng Lành vẫn giữ nguyên cái dáng vẻ “đất lề quê thói” của những người xuất thân từ nơi nghèo khổ. Có thể nói, mọi thói hư tật xấu của họ là xuất phát từ cái làng Lành. Vì đã từng nghèo nên họ háo danh như Thích Nhất Danh, vì đã từng nghèo nên họ keo kiệt như Kiệt Đại Nhân, vì đã từng nghèo nên Lộc cam tâm làm một chân nô bộc, vì đã từng nghèo nên May đã tìm cách chưng diện hết cỡ như một con mụ trưởng giả học làm sang… Nay những con người ấy tụ họp nhau trên đất Ba Lan, hình thành nên một thế giới riêng của họ giữa những cái ồn ào, phồn hoa của mảnh đất châu Âu. Những mối quan hệ chằng chịt trong dòng tộc của họ làm cho chúng ta nhớ đến những cái thâm căn cố đế của làng Việt. Đó là tư tưởng tiểu nông, là thói sĩ diện, là thích tên tuổi, nổi tiếng, là thích quyền lực… 

 

Nhiều chi tiết làm cho chúng ta cười, nhưng đó không phải là cái cười thông thường mà là cười ra nước mắt, bởi vì đằng sau những sự hài hước, giễu nhại, trào tiếu ấy, là những bi kịch của cõi nhân sinh. Đắc Lắc Chảo hăm hở sang Ba Lan học thành tài, nhưng giấc mơ tiến sĩ đã lụi tàn cùng với việc cưới một cô gái Ba Lan làm vợ. Anh ta trở thành một tay “lắc chảo” chính thống, chủ của một hệ thống nhà hàng Việt Nam. Anh ta kiếm ra tiền, song tiền ấy đều gửi về cho gia đình cha mẹ, anh em của anh ta ở Việt Nam. Anh ta không cho con trai một đồng zua, trong khi sẵn sàng gửi hàng trăm ngàn USD về cho cháu anh ta du học, cho anh chị anh ta xây nhà. Cuối cùng, anh ta lao đao trong kinh doanh nhà hàng, tiền bị bòn rút đến đồng cuối cùng, con trai tự tử. Kiệt Đại Nhân và vợ vì tiếc năm trăm đồng zua cho nên đi cưa khóa bánh xe ô tô của mình, tránh việc cảnh sát phạt, cuối cùng vẫn bị cảnh sát bắt. 

 

Nhưng những bi kịch của cõi người ấy không phải từ trên trời rơi xuống, mà xuất phát từ chính bản thân mỗi một con người làng Lành. Họ tạo dựng bi kịch cho chính họ. Chính họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của bản thân. Có thể nói như một câu ngạn ngữ cổ của châu Âu: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”. 

 

Không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, cũng không phải được đào tạo bài bản nghề viết văn, nhưng ở Bóng làng, tác giả Trần Quốc Quân đã trình làng một lối viết độc đáo. Có thể gọi Bóng làng là cuốn tiểu thuyết gồm 9 chương với 9 nhân vật chính. Cũng có thể gọi Bóng làng là tập truyện ngắn với 9 truyện vừa gắn kết, vừa riêng rẽ độc lập. Cũng có thể gọi Bóng làng là một liên hoàn truyện với 9 nhân vật có mối liên quan dây mơ rễ má với nhau. Đây là một lối viết đặc sắc với kiểu các nhân vật đều dàn hàng ngang mà tiến, trong đó người đóng vai gắn kết các nhân vật, cũng là người đưa một phần làng Lành sang đất Ba Lan là anh chàng tiến sĩ khoa học Thích Nhất Danh. Đi vào từng truyện một, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi truyện là nhiều mảnh ghép hợp lại, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, khi thì nói về làng Lành, thuở nhân vật còn bé thơ, khi thì nói về quãng đời tuổi trẻ - mới sang Ba Lan của các nhân vật, khi thì nói về thời hiện tại - các nhân vật ở tuổi trung niên, đề huề gia đình con cái. Kiểu kết cấu này gọi là kiểu kết cấu phân mảnh xâu chuỗi, là một kiểu kết cấu rất hậu hiện đại trong văn chương.

 

Khép lại tác phẩm Bóng làng, chúng ta có thể khẳng định đây một tác phẩm nối tiếp thành công tác phẩm Tuyết hoang. Tác giả đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Việt Nam hải ngoại ở các nước châu Âu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
    Sách về hành trình tìm tự do của nô lệ Mỹ giành giải Pulitzer 2017 (11-04-2017)
    Khát vọng và tình yêu của Giang Nam (19-03-2017)
    Những dòng thơ Quang Dũng (22-01-2017)
    Giới thiệu về cuốn sách Trục quay lịch sử (11-01-2017)
    Buôn sách, bán sách và tình yêu văn học (15-08-2016)
    'Túp lều bác Tom' - bản án của một người phụ nữ dành cho chế độ nô lệ Mỹ (20-07-2016)
    Xét lại hình tượng cô Tấm (08-07-2016)
    Một góc nhìn về nguồn gốc tiếng Việt (01-06-2016)
    Những bê bối tình ái tai tiếng nhất trong lịch sử văn học thế giới (08-05-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (10-04-2016)
    Tiền bạc, của cải trong tục ngữ của người Việt (13-03-2016)
    Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunary Kawabata (20-02-2016)
    Di cảo thơ Xuân Diệu - tiếng thơ bi thương cho cuộc tình tan vỡ (03-02-2016)
    Thử lý giải hai 'nghịch lý' ở nàng Kiều (19-01-2016)
    Thép đã tôi thế đấy: Một cuốn sách, một số phận... (09-01-2016)
    Tô Hoài - giữa sự viết và hư vô (03-01-2016)
    Lời giải cho nghi án giới tính của 'ông hoàng thơ tình' Xuân Diệu (27-12-2015)
    Nghệ thuật miêu tả cái chết trong sử thi Mahabharata (16-12-2015)
    Đừng phê bình khi trình chưa có (05-12-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152802860.